Đặc trưng kỹ pháp Đàn_thối

Xuất thủ tấn công (ra đòn) thật nhanh, đường kình gọn, bật (nên gọi là Đàn thoái) mà thành tên. Gần đây đã phát triển thành một thể hệ độc lập được gọi là "Đàm thoái môn" hoặc là "Đàm thoái".

Đặc điểm kỹ pháp là tư thế và các động tác đường quyền đơn giản, tinh luyện, thiết thực, không màu mè hoa sói, tầng lớp chính thứ phân minh, một lộ (đường) một pháp (phép) có trước có sau, trái phải đối xứng, thủ pháp nhanh, dũng mãnh, chính xác và hiệu chuẩn, thoái pháp cương kình có lực bật co duỗi mạnh mẽ như sức bật dây cung, quả nhiên là theo phép tắc căn bản của Thiếu Lâm quyền. Các bài chủ yếu có: sáu lộ đàn thoái, 10 lộ Đàn thoái, 12 lộ Đàn thoái v.v...

Mười lộ Đàn thoái thì tư thế thấp chân bằng (cao ngang đũng quần) tức là: lộ một thuận bộ (tấn), lộ hai mười chữ, lộ ba bổ giả (phách tạp), lộ bốn cắm (chống trơn, "sanh hoạt"), lộ nắm giá đánh (giá đả), lộ sáu liên hoàn, lộ bảy che mài (cái ma), lộ tám thúc khoá (bàng toả), lộ chín xuyên tâm, lộ mười tên bật (tiễn đàn).

Mười hai lộ Đàn thoái thế cao chân thấp (cao không quá gối nên gọi là "tấc chân"-- "thốn thoái") tức là: lộ một xung chùy (nắm đấm hay đầu gậy gõ mạnh), lộ hai thích đả (đả đánh), lộ ba phác trát (bổ đâm), lộ bốn sanh bác, bát (chống bóc, hất), lộ năm trắc truỳ, xuyến (đạp hất ra), lộ sáu đơn triển (vươn, một bên), lộ bảy song triển (vươn hai bên), lộ tám đơn tọa (đôn là đống đất, toạ là ngồi xổm), lộ chín bàng toả (giã khoá), lộ 10 tiến bộ (bước cắt) đàn (bật), lộ 11 thang thoái, lộ 12 hoành lôi (đánh ngang).

Đàn thoái là môn học ban đầu để học nghệ cũng là căn bản cứ để thăng hoa tài nghệ được các nhà quyền thuật cổ kim rất coi trọng. Quyên Ngạn bảo: "Đàn thoái bốn cánh tay, người sợ quỷ thần sầu".

Đàm thối có điểm tương đồng với một bộ môn quyền pháp cùng trong họ quyền thuật miền Bắc Trung Hoa là môn Trốc cước là cả hai môn đều dùng đòn chân (thoái pháp) nhưng hai môn này có kỹ pháp hoàn toàn khác nhau, các chiêu thức cước pháp cũng khác.